Cách trồng Lược vàng
Lược vàng là cây thuốc rất dễ trồng, ưa ánh sáng mặt trời. Nơi trồng cần thoáng và tránh mưa xối mạnh. Lược vàng dễ phát triển trong ba môi trường (MT): Đất đánh luống như trồng rau (MT1); chậu cảnh có đất xốp, nhiều mùn, ẩm (MT2); giỏ, bình tạo dây treo, có đất ẩm, giàu dinh dưỡng; một hoặc hai ngày tưới đẫm nước một lần, dùng treo ở hiên nhà, dưới giàn cây (MT3)...
Nước tưới tốt nhất: Nước vo gạo, giếng; nước máy (sau khi cho ra chậu ba giờ) không tưới nước thải, kể cả nước rửa rau gây ô nhiễm đất.
Để có dược chất tốt phải bón thêm dinh dưỡng cho Lược vàng: nếu là MT1, MT2: Thêm đất giàu dinh dưỡng, phân gia súc oai kĩ trộn đất mùn… sau mỗi chu kì 6 tháng trồng và sau một năm thì thay mầm khác (cây cao hơn 1m thường ra hoa và quả không có hạt). Nếu là MT3 có thể nêm 1 - 2 thìa cà-phê phân NPK cho một bình treo khối lượng 2 lít, sau đó tưới nước đẫm. Không bón gì cây vẫn phát triển, cho lá, vòi làm dược liệu nhưng chắc chắn dược chất sẽ kém. Trồng Lược vàng trong nước cây vẫn phát triển nhưng kém và hiệu quả làm thuốc thấp. Lược vàng trồng khoảng 6 tháng cao 60cm đem cắt lìa gốc, treo dưới mái tôn nhựa sau hai tháng vẫn tươi xanh; có khả năng tự dưỡng khi bị tách khỏi môi trường đã nuôi dưỡng nó trước đó! Lá Lược vàng có sự liên kết bằng những sợi tơ rỗng, dai, kéo dài 2 - 3cm mới đứt; cấu trúc ngang dọc, các tơ này đặc biệt giúp sự hô hấp, trao đổi chất, sự tự dưỡng và phát triển rất riêng mà khoa học các nước vẫn đang khám phá nhằm phục vụ cuộc sống con người.
Không trồng Lược vàng và các cây khác cùng luống, chậu hoặc trồng dưới tán, quanh gốc cây… để dược chất Lược vàng tinh khiết nhất và cho kết quả chữa bệnh như mong muốn!
Lược vàng mềm mà giòn, dễ gãy cây, gốc vòi, lá. Cần nhẹ tay khi chăm sóc.
Lược vàng trồng trong chậu.
Ý kiến của tôi
Thông tin công bố trên một số báo về nội dung kết quả nghiên cứu ban đầu về cây Lược vàng của TS Trịnh Thị Điệp, Viện Dược liệu Bộ Y tế. Kết quả cho biết: Số chuột nhắt thí nghiệm 1kg cho nhịn đói đã chết 50% khi uống nước của 2,1kg và chết 100% khi uống nước của 3kg Lược vàng! Đây là cách nghiên cứu đúng khoa học và trách nhiệm của cơ quan chức năng: Một cây thuốc mới muốn trở thành thuốc chữa bệnh phải qua rất nhiều khâu nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác, khách quan (cần có thời gian và tốn kém) mà khâu cho chuột nhắt trắng nhịn đói, chỉ uống nước Lược vàng để tìm ra liều chết 50% và 100% (tương ứng là LD50, LD100) chuột thí nghiệm ở một lượng dược liệu nào đó là thí nghiệm bắt buộc khởi đầu để giúp định hướng nghiên cứu tiếp về một cây thuốc (nào đó) nếu thấy cần. Điều này chỉ là thông số thu được từ thực tế nghiên cứu. Tin rằng ngành Y tế và các cơ quan khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn.
Một số báo đưa thông tin bình luận về kết quả nghiên cứu ban đầu về Lược vàng của TS Điệp có thể chưa nắm chắc và đủ vấn đề, nhận xét chưa thỏa đáng gây sự nghi ngại, lo lắng cho không ít người đọc khiến cây Lược vàng ở đâu đó “bị lên án”, nhổ bỏ… (Báo Người cao tuổi đã nhiều lần phản ánh, bình luận và thể hiện chính kiến rõ ràng). Đây là “sự thăng trầm” thường có của một sản phẩm dược, một cây thuốc nào đó trước khi “lên ngôi chính thức” (được cấp phép) để đến với cộng đồng. Chúng ta nên nhớ: Đối với con người và các khoa học hướng đến con người thì một cây dược liệu có độc tính cao không phải là cây “hoàn toàn bỏ đi”. Xin nêu hai cây thuốc rất quen thuộc với dân ta: Cà độc dược cho thuốc Atropin, thuốc độc bảng A chỉ đóng ống 1/4mg, cây thuốc phiện (anh túc) cho Moóc-phin, thuốc độc bảng A gây nghiện đóng ống 1ml/0,01g… nhưng là hai thứ thuốc dùng rất phổ biến trong điều trị các chứng đau nặng mãn tính, chấn thương, trong phẫu thuật, bệnh tâm thần… (Còn nữa)
BS.TTƯT Nguyễn Thìn
Nguồn tin: Công ty TÂM THẢO
Sản phẩm Trà Lược Vàng hiện đang có bán tại:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại TÂM THẢO
Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: (84-8) 3813 4898 - Fax: (84-8) 3842 6212
Website: www.TraLaSen.vn - www.TamThao.vn
+ nhận xét + 1 nhận xét
Post a Comment