Để đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học của nhân dân về khả năng sử dụng làm thuốc của
cây lược vàng, tháng 9/2009, Bộ Y tế đã giao cho Viện Dược liệu chủ trì và TSKH. Nguyễn Minh Khởi làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods.” với mục tiêu đánh giá được độc tính cấp, bán trường diễn và một số tác dụng sinh học của lá và thân bò lược vàng. Sau 12 tháng thực hiện, đề tài đã được nghiệm thu cơ sở ngày 24/09/2010 và nghiệm thu chính thức ngày 04/01/2011. Kết quả của đề tài đã được công bố trên Tạp chí dược liệu, Hội nghị Khoa học lần thứ 11 của Viện Dược liệu (18/4/2011) và Hội nghị quốc tế Mékong Santé lần thứ 3 (10-12/5/2012).
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã giám định tên khoa học của các mẫu nghiên cứu thu tại Thanh Hóa, Hà Nội và Bắc Giang là Callisia fragrans (Lindl.) Woods., họ Commelinaceae (Thài lài). Các mẫu thử độc tính và tác dụng sinh học đã được điều chế theo cách gần tương tự như cách chế biến và sử dụng theo kinh nghiệm nhân dân. Liều thử các tác dụng dược lý trên động vật được tính dựa trên các liều hiện đang được sử dụng cho người: 30-120g (2-6 lá tươi)/ngày hoặc 6-24g (1-4 đốt) thân bò/ngày. Các thử nghiệm về độc tính và tác dụng sinh học đã được thực hiện tại Khoa Dược lý – Sinh hóa, Viện Dược liệu, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Tế bào – mô – phôi và lý sinh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học và độc tính của
cây lược vàng có thể tóm tắt như sau:
- Lá và thân bò lược vàng đều là những dược liệu khá an toàn, liều dùng có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm.
Tác dụng kháng khuẩn (với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp)
Tác dụng tăng cường miễn dịch
Tác dụng chống oxy hóa
Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.
- Lược vàng không có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương, không gây hạ huyết áp trên thực nghiệm và không có tác dụng trên hoạt tính của 2 enzym: xanthine oxidase (gây tăng acid uric) và lypoxygenase (xúc tác quá trình oxy hóa trong cơ thể).
Các bài báo về kết quả nghiên cứu cây lược vàng đã công bố:
Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Minh Khởi (2008), Bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng Callisia fragrans (Lindl.) Woods., Tạp chí Dược liệu, Tập 13, số 6, tr. 276-279.
Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Phương Thiện Thương, Nguyễn Trang Thúy, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và chống oxy hóa của lá và thân bồ lược vàng, Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 1+2, tr. 50-57.
Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Độc tính cấp và bán trường diễn của lá và thân bồ lược vàng, Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 1+2, tr. 38-44.
Hoàng Thị Diệu Hương, Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Nguyễn Minh Khởi (2011), Thành phần hóa học của thân bồ lược vàng, Tạp chí dược liệu, Tập 16, số 5, tr. 310-314.
Nguyễn Minh Khởi, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Trịnh Thị Điệp, Trần Thanh Hà, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Tác dụng kích thích miễn dịch của lá và thân bồ lược vàng trên chuột gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ, Tạp chí dược liệu, Tập 16, số 5, tr. 282-288.
Nguyễn Minh Khởi, Trịnh Thị Điệp, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh, Đỗ Thị Phương, Phạm Nguyệt Hằng, Nguyễn Thị Phượng, Phương Thiện Thương, Nguyễn Trang Thúy, Hoàng Thị Diệu Hương (2011), Nghiên cứu độc tính và tác dụng sinh học của cây lược vàng, Công trình nghiên cứu khoa học Viện Dược liệu 2006-2011, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 233-241.
Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè cả nhà tôi, đặc biệt là các cháu nhỏ đều bị nổi mẩn ngứa, bà của các cháu dùng lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch). Có lần đứa cháu ngoại (học sinh lớp 7) đang giờ học bị nổi mẩn ngứa khắp người. Về nhà bà ngoại cho cháu nhai lá lược vàng bã chà sát vào những chỗ nổi mẩn đỏ, cơn ngứa của cháu dịu hẳn rồi khỏi nhanh! Buổi chiều cháu lại đi học bình thường, không nổi ngứa nữa...
Bệnh ho khan kéo dài: Các cháu nhà tôi vì không giữ ấm cổ trong những ngày rét lạnh, trước đây khi các cháu bị ho thường phải mua “bổ phế” hoặc “A-tô-xin” cho các cháu dùng, thường 2, 3 lọ mới khỏi. Lần này bà các cháu lại dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.
Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, tôi bị sưng mộng răng, nhức nhối, má xưng như lên quai bị... Tôi đã dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày tôi làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm. Trước khi nhai xúc miệng nước muối pha loãng. Tôi làm như vậy 3 ngày liền, má hết xưng, chân răng không đau nhức nữa!
Bệnh côn trùng cắn: Tôi lên vườn đi vào chỗ lá mục, bị con gì đốt vào cổ chân bị ngứa và có hiện tượng xưng tấy. Tôi được bà vợ ra chậu cảnh hái cho lá lược vàng bắt tôi nhai nuốt nước, lấy bã trà sát vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Sớm sau ngủ dậy không đau nhức nữa, vầng đỏ cũng không còn...
Bọ rời leo: Thằng cháu tôi đêm ngủ bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Chúng tôi cũng dùng lá lược vàng bắt cháu nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong
Sản phẩm Trà Lược Vàng hiện đang có bán tại:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại TÂM THẢO
Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: (84-8) 3813 4898 - Fax: (84-8) 3842 6212
Đơn giá: 32.000 VNĐ/hộp/20 gói
Mua từ 10 hộp giao hàng tân nơi
Hotline: 0938 919 739 - 0919 024 990